Google Search Console là gì và 3 công dụng “ít biết” nhưng hữu dụng

Khi bắt đầu đưa blog của bạn “lên sóng” thì Google Search Console là công cụ đầu tiên bạn tiếp xúc trước cả Google Analytics, vậy bạn có biết Google Search Console là gì? Nó còn những công dụng nào mà bạn còn chưa biết?

Google Search Console là công cụ đáng lý mọi người nên “master” nó trước nhưng do Google ít quảng bá công cụ này nên có một số tính năng bị người dùng vô tình lãng quên.

Hãy tìm hiểu xem bạn đã khai thác được hết Google Search Console chưa nhé!

Google Search Console là gì?

Google Search Console là một dịch vụ miễn phí của Google giúp bạn theo dõi tình hình traffic của blog và cách blog bạn hiển thị trên trang tìm kiếm của riêng Google.

Chức năng chính và quan trọng nhất đó là INDEX blog của bạn, từ đó thu thập các thông tin liên quan và báo cáo tình hình của blog cho bạn bằng bản điều khiển với lịch sử thống kê và thông báo tự động.

Google Search Console trước đây được gọi là Google Webmasters và cho tới tận nay mọi người vẫn thích gọi cái tên đó hơn để dễ phân biệt với Bing Webmasters hay Yandex Webmasters.

Qua thời gian, Google Search Console vẫn đang được cải tiến và thường xuyên ra mắt nhiều tính năng mới, không chỉ cải tiến về giao diện mà tính năng ngày càng hữu ích cho người dùng hơn.

Google Search Console giúp bạn SEO blog tốt hơn

Google Search Console hiển thị cho bạn từ khoá mà người tìm kiếm sử dụng để vào blog của bạn. Bạn có thể dùng Google Search Console để hỗ trợ cho việc nghiên cứu từ khoá và có cơ hội cho xếp hạng bài viết tương lai bạn cao hơn.

Ngoài ra, một số từ khoá bạn dùng cho bài viết “cũ” đôi khi không được tối ưu, khi viết bài bạn thường gán chủ động một từ khoá cho bài viết đó, nhưng thực tế người tìm kiếm lại sử dụng một từ khoá khác liên quan hơn. Bạn sẽ cần tối ưu lại từ khoá bài viết “cũ” dựa theo thực tế mà Google Search Console thu thập được, giúp tăng hạng bài viết tốt hơn nữa.

Tu Khoa That Trong Google Search Console
Lịch sử từ khóa mà người tìm kiếm nhập vào trên Google Search

Schema cũng là một tính năng liên quan trực tiếp tới SEO của bạn và Google để chung với một số tính năng khác ở mục Enhancement nên bạn có thể vô tình bỏ qua.

Tham khảo bài viết: Schema là gì? Hướng dẫn thêm Schema để tối ưu SEO Onpage

Google Search Console
Tab Enhancement chứa thông tin về Schema

Từng tab một ở mục Enhancement là từng thông tin cấu trúc schema mà Google nhìn thấy, nếu có lỗi thì bạn phải ngay lập tức sửa lỗi, đồng thời yêu cầu xác thực đã sửa lỗi để Google cải thiện thứ hạng bài viết bị lỗi schema cho bạn.

Chưa kể, tính năng Request re-index URL, ping Sitemap và đo tốc độ website cũng giúp bạn cải thiện thứ hạng bài viết khi bạn cập nhật một hoặc nhiều bài viết cũ với nội dung tốt hơn.

Bảo mật chống hack cho website

Nếu bạn để ý thì ngay cả cách xác thực mới bằng domain DNS thì đã là một bước tăng cường bảo mật cho website của bạn.

Google luôn có một cơ chế chống hack bằng cách cảnh báo cho người dùng tự động bằng email.

Google Search Console Thong Bao Site Bi Hacked
Site bạn bị hack và Google Search Console cảnh báo bạn

Làm thế nào Google Search Console phát hiện dấu hiệu website bạn đã bị hack?

Dựa vào 3 dấu hiệu sau mà Google thu thập được và báo động cho bạn:

  1. Spam links. Website bị hack sẽ chèn rất nhiều link rác vào toàn bộ bài viết và website từ đó Google sẽ phát hiện và cảnh báo cho bạn.
  2. Spam keyword. Google luôn đánh giá từ khoá liên quan qua nội dung bài viết và khi blog bạn bị hack thì nội dung bài viết “hack” sẽ thường chèn từ khoá vô tội vạ so với thông thường. Google phát hiện và cảnh báo đến bạn.
  3. Thay đổi code. Không chỉ có HTML là Google có thu thập được mà khi code JS trên site bị thay đổi, đăc biệt là gửi email thì đây là dấu hiệu để Google báo động cho bạn.

Chưa dừng ở việc báo động, Google sẽ bật những tính năng bảo vệ người xem như Safe Mode của trình duyệt kết hợp với thông báo ngay trên trang kết quả tìm kiếm trả về với dòng chữ như “this site maybe be hacked”.

Google Hien Thi Tren Ket Qua Tim Kiem Hacked
Hiển thị ngay trên kết quả tìm kiếm trả về
Safemode Google
Safe Mode được bật để cảnh báo người tìm kiếm truy cập vào trang đã bị hack

Đương nhiên việc cần làm của bạn là tìm ra lỗ hổng hacker xâm nhập tiêu diệt malware. Sau đó, tiến hành yêu cầu Google xem xét là site bạn đã “sạch”.

Nghe thôi đã hơi nhức đầu, tốt nhất là bạn hãy bảo vệ site thật tốt và đừng hi vọng nhận được email cảnh báo site bạn đã bị hack vì lúc đó có lẽ đã muộn.

Theo dõi thứ hạng từ khoá – Keyword Rank Tracker

Google chưa bao giờ đề cập hay đề cao về khả năng theo dõi thứ hạng của từ khoá Keyword Rank Tracker. Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi thông qua báo cáo.

Theo Doi Xep Hang Tu Khoa Tren Google
Theo dõi xếp hạng từ khóa bằng báo cáo phân tích

Một số cải tiến gần đây là Google cho phép xem thứ hạng từ khoá ngay trên trang kết quả tìm kiếm trả về (chỉ cần nhập từ khóa và Enter), rất tiện lợi vì đôi khi bạn nghĩ rằng bạn “chưa” có bài viết nào có từ khoá liên quan nhưng thực tế là có.

Theo Doi Keyword Ranking Tren Google Search
Theo dõi thứ hạng từ khóa ngay trên Google Search

Dù vậy, Google vẫn tiếp tục duy trì API cho việc xếp hạng từ khoá, hỗ trợ cho các công cụ phát triển bởi bên thứ 3.

Rankmath plugin cũng đang phát triển cho tính năng theo dõi thứ hạng từ khoá bằng API này (coming soon).

Tính năng theo dõi này có hạn chế và bạn không thể theo dõi toàn bộ từ khoá chỉ định và lập báo cáo thường xuyên.

Lời kết…

Google Search Console không biết nói dối vì nó dựa vào cách mà Google nhìn blog của bạn và cách mà người tìm kiếm tương tác với blog của bạn qua thống kê và theo dõi.

Đây là các số liệu tin cậy nhất mà bạn đặc biệt chú ý.

Ngoài việc xác thực, lập chỉ mục và sửa lỗi website thì Google Search Console sẽ tiếp tục phát triển cho ra mắt nhiều tính năng mới hơn nữa trong tương lai.

Thế mạnh về công nghệ AI và sở hữu một đội ngũ phát triển hùng hậu chuyên nghiệp, không khó cho Google đẩy mạnh Google Search Console, chỉ là thời điểm hiện tại chưa được ưu tiên 100% mà thôi.

Nếu bạn cảm thấy bài viết còn thiếu sót ở mặt nào, hãy để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận nhé!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *